Nguyên tắc cần nhớ khi ăn hải sản để đảm bảo sức khỏe
Ngày:26/08/2021 lúc 11:33AM
Hải sản rất đa dạng và phong phú về thể loại, gồm các loại sinh vật động vật sống ở biển như: các loài cá hay các loài động vật thân mềm, các loài động vật vỏ cứng và các loài động vật có vỏ giáp xác. Hàm lượng dinh dưỡng trong hải sản cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng, hẳn nhiều người không biết rằng, có rất nhiều loại thực phẩm không nên ăn cùng với hải sản, khi chúng ta kết hợp chúng với nhau không những làm giảm đi chất dinh dưỡng có trong hải sản mà còn gây hại cho sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên tắc cần nhớ khi ăn hải sản để đảm bảo sức khỏe qua bài viết dưới đây nhé!
Nên ăn hải sản tươi sống, nấu chín kỹ
Nên chọn hải sản tươi sống, vì chúng đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Nếu không có đồ tươi mới phải ăn hải sản đông lạnh. Còn hải sản đã bị ươn, vỡ bụng, mềm nhũn, chảy nhớt, có mùi khó chịu...rất dễ gây ngộ độc cho người ăn.
Để giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng và vị ngọt, nên chế biến hải sản bằng phương pháp hấp, luộc, nướng hơn là chiên rán. Làm sạch và khử mùi tanh của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt...Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn nóng mới nhiều dinh dưỡng. Trong hải sản thường có ký sinh trùng và vi trùng. Vì vậy, cần nấu chín kỹ mới ăn để tránh mắc bệnh.
Không ăn hải sản đã chế biến lâu
Nếu hải sản bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thường vì chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi nảy nở nên dễ gây bệnh.
Một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục...vi khuẩn sẽ làm cho thịt của cá thành chất độc, nếu người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng: nổi mẩn đỏ, nóng bừng, tim đập mạnh, đau đầu, khó thở...
Không ăn hải sản với thực phẩm có tính lạnh
Hải sản có tính hàn, nên khi ăn tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, diếp cá, nước đá...dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Không ăn hải sản với thực phẩm giàu vitamin C
Hải sản tươi như tôm, cua, sò, ốc...thường rất ngon, bổ. Nhưng nếu ăn kèm với thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể, như gây ngộ độc thạch tín cấp tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Không uống rượu bia khi ăn hải sản
Sự kết hợp giữa bia và hải sản sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout hoặc làm bệnh tái phát hay nặng hơn. Vì lượng purine trong hải sản trong quá trình tiêu hóa sẽ hình thành axit uric, khi chất này dư thừa sẽ gây ra bệnh gout và các bệnh khác. Nếu ăn nhiều hải sản rồi sau đó uống bia sẽ đẩy nhanh tốc độ tạo thành axit uric. Lượng axit uric với nồng độ cao sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng gây bệnh gout, viêm khớp xương và mô mềm.
Không ăn trái cây và uống trà sau khi ăn hải sản
Nhiều người thường có thói quen uống trà và ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn. Nhưng việc này rất có hại, bởi lượng axit tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Quá trình này cũng gây ra các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và kết sỏi dẫn đến sỏi thận.
Những ai không nên ăn hải sản?
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn nhiều hải sản
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, nếu thường xuyên ăn hải sản sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi hoặc của trẻ sơ sinh, đặc biệt có những triệu chứng bệnh lý mà đến khi trẻ em từ 7-14 tuổi mới xuất hiện. Vì thế, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế ăn hải sản, tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần và mỗi lần chỉ dưới 100 gam.
Bệnh nhân mắc bệnh gout hay viêm khớp
Những người bị bệnh gout cần kiêng ăn hải sản. Ăn hải sản và uống rượu bia làm tăng axit uric trong máu dễ gây bệnh gout hoặc làm cho bệnh này tăng nặng.
Người có cơ địa dị ứng
Hải sản nói chung thường chứa chất gây dị ứng. Đây là thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng do ăn uống. Chất gây dị ứng có trong hải sản khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn. Phản ứng dị ứng rất đa dạng và thường xảy ra nhanh, chỉ vài phút hay vài giờ sau khi ăn. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, gây ngứa ngáy, phù nề mặt. Nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù mặt, nôn, đau quặn bụng, cảm giác nóng rát thượng vị, tiêu chảy, khó thở…
Trên đây là những lưu ý cần nhớ khi ăn hải sản để đảm bảo sức khỏe. Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp. Vì vậy bạn cần nắm rõ những nguyên tắc này để luôn có sức khỏe tốt nhất và những bữa ăn ngon miệng bên gia đình!
Địa chỉ: Số 4 Trịnh Đình Cửu, Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: 0974036712
Email: dacsanxunghe3738@gmail.com
Tin cùng danh mục
- CÁC MON NGON TỪ BẠCH TUỘC KHÔNG THỂ BỎ QUA (26/08/2021 11:33AM)
- THỊT GÀ: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ CÁC MÓN ĂN NGON (26/08/2021 11:33AM)
- NƯỚC MẮM CÁ CƠM VÀ LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG (26/08/2021 11:33AM)
- CÁCH RÃ ĐÔNG TÔM VÀ CÁC MÓN NGON TỪ TÔM (26/08/2021 11:33AM)
- THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ LỢI ÍCH KHI ĂN THỊT BÒ (26/08/2021 11:33AM)
- ĂN HẢI SẢN CÓ TỐT KHÔNG, CÁC LỢI ÍCH KHI ĂN HẢI SẢN (26/08/2021 11:33AM)
- Những loại hải sản không thể bỏ qua trong thực đơn Eat Clean (26/08/2021 11:33AM)
- Cách làm sạch ốc đơn giản ngay tại nhà (26/08/2021 11:33AM)